Trước khi làm chuồng lợn thì cần phải xem xét nhiều vấn đề. Dù là làm chuồng nuôi hộ gia đình hay trang trại số lượng lớn. Tính toán từ khâu chuồng trại, phối giống đến kỹ thuật chăm sóc heo phù hợp. Ngoài những vấn đề này thì cần lưu ý thêm những vấn đề gì? Cùng Phú Hòa An tìm hiểu về cách xây chuồng lợn hộ gia đình hiệu quả nhé.
Hướng dẫn cách xây chuồng lợn hộ gia đình hiệu quả
Việc làm chuồng trại chăn nuôi lợn chúng ta cần thực hiện theo nguyên tắc cho gia súc. Những tiêu chí chính mà bạn cần đạt được như sau:
- Hướng chuồng: Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển mạnh thì bà con nên chọn hướng chuồng là Đông hay Đông Nam. Hướng chuồng như vậy vào buổi sáng có thể nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời chiếu vào. Tạo điều kiện cho việc chuyển hóa thành vitamin D cho vật nuôi chắc xương. Ngoài ra, khi làm chuồng bà con cũng không nên chọn hướng có ánh nắng chiều chiếu vào. Heo dễ bị ảnh hưởng, heo đẻ dễ bị mềm nhũn.
- Vị trí: Chọn nền đất cao ráo, tránh lụt lội, ẩm ướt khi vào mùa mưa lũ. Tránh tình trạng heo nái dễ bị bệnh. Đây cũng là nguyên tắc khá quan trọng trong mô hình xây chuồng lợn chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, chuồng nuôi cũng nên làm xa hộ dân cư, khu chung cư, cách đường lớn, xa các điểm tập kết rác,...
- Nền chuồng: Nền chuồng nên làm có độ dốc để dễ làm vệ sinh, chất thải không bị ứ đọng. Làm chuồng cao ráo, tránh nơi ẩm thấp.
Với heo nái đẻ có đặc điểm sinh lý khá đặc biệt. Nên ngoài việc đảm bảo một số nguyên tắc ở trên thì làm chuồng cho heo nái cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
Chia làm 3 khu vực xây chuồng cho heo nái chửa, heo nái hậu bị và heo nái đẻ nuôi con.
Tính toán số lượng vật nuôi sau sinh đảm bảo đủ không gian mà vẫn tiết kiệm chi phí nhất.
Những thiết bị chăn nuôi heo phổ biến nhất
- Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng inox, xi măng đúc rời hoặc xây cố định vào nền. Gia đình có điều kiện nên lắp thêm vòi uống tự động/bán tự động.
Số lượng máng ăn, máng uống phù hợp với số lượng heo trong chuồng.
Máng uống nên đặt gần vị trí thải phân.
- Sàn nhựa cho heo: Tấm nhựa dùng để lót sàn chuồng heo. Đây là sản phẩm được rất nhiều hộ gia đình, trang trại lựa chọn khi làm chuồng. Sử dụng sàn nhựa giúp nền chuồng được sạch sẽ, dễ vệ sinh, hạn chế tình trạng vật nuôi tiếp xúc trực tiếp với chất thải.
Tham khảo: Những lý do nên nuôi heo trên sàn nhựa
- Tấm đan bê tông, thẻ đeo tai heo,... cùng nhiều sản phẩm khác nữa.
Một số biện pháp để phòng bệnh cho vật nuôi
- Nâng cao sức đề kháng: Đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối khẩu phần ăn,...
- Hạn chế tiếp xúc giữa vật nuôi: Tránh trực tiếp, gián tiếp việc tiếp xúc giữa các đàn heo trong khu vực.
- Xây dựng chuồng trại hợp lý, vệ sinh sạch sẽ: Làm chuồng đúng kỹ thuật, sử dụng tấm nhựa lót sàn chuồng heo cho nền.
- Cách ly heo mới mua: Heo mới về nên cách ly khoảng 2 tháng đến khi không phát hiện dấu hiệu bệnh mới cho nhập đàn.
- Cách ly heo bị bệnh: Heo bị bệnh không nên nhốt chung với heo khác. Nếu heo nái, heo đực giống bị bệnh nên loại thải. Heo con từ những heo nái bị bệnh nên nuôi thịt chứ không nên làm giống.
- Sát trùng định kỳ: Chuồng trại cần sát trùng định kỳ, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo nơi sinh sống an toàn.
- Tiêm phòng: Vật nuôi nên được tiêm phòng để giảm bệnh tích viêm phổi. Nhưng điều này cũng không ngăn được việc bị nhiễm bệnh.
Cách xây dựng chuồng lợn hộ gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh trưởng của vật nuôi. Hi vọng bà con sẽ có được những thông tin bổ ích thông qua bài viết này. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả!
Nhận xét
Đăng nhận xét